top of page

Cách chưng cất tinh dầu tràm

Đã cập nhật: 13 thg 1, 2022

Tinh dầu tràm được chiết xuất theo phương pháp truyền thống từ lá tràm tự nhiên, dân dã gọi là "nấu" (hay chưng cất). Nguyên liệu lá tràm được lựa chọn, rửa sạch và cho vào các nồi nấu (2/3 lá tràm và 1/3 nước) rồi đun lửa trong khoảng 5-7 giờ.


Trong suốt thời gian này, lửa được giữ cháy đều vừa phải đảm bảo nước trong nồi chưng luôn ở nhiệt độ sôi nhưng lửa không to quá dẫn đến tinh dầu bị bay mất. Các lồi nấu thủ công truyền thống thường có dung tích 100-200 lít. Tinh dầu được chiết xuất bằng cách ngưng đọng hơi dẫn từ nồi nấu.


Thông thường, mỗi 150kg lá nguyên liệu sẽ thu được khoảng 1000ml tinh dầu tràm nguyên chất. Nếu nguyên liệu đảm bảo chất lượng, sản phẩm thu được sẽ là tinh dầu tràm nguyên chất với các thành phần chủ yếu:


1.8- Cineol với hàm lượng từ 40-60%. Là hợp chất hữu cơ tự nhiên có nhiều đặc tính quý có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dược phẩm. Hợp chất này có tác dụng làm ấm cơ thể và đường hô hấp, cũng như có tác dụng làm sạch mũi, phế quản, giúp đào thải các dị nguyên như bụi bẩn ( bị hít vào cơ thể từ trong không khí) ra ngoài, làm cho đường thở được thông thoáng.


1.8- Cineol còn kích thích tế bào niêm mạc mũi, sản sinh ra dịch nhầy, từ đó cuốn các cặn bẩn, bụi bẩn … và đào thải chúng ra ngoài cơ thể, điều đặc biệt quan trọng, vì nó làm giảm đi tình trạng viêm nhiễm, phòng tránh và khắc phục tình trạng viêm mũi … viêm xoang.


α- Terpineol (5% đến 12%). Đây là thành phần có tính sát khuẩn mạnh mẽ, với khả năng tiêu diệt siêu vi, nấm mốc, virus cảm cúm … nhưng lại không độc hại ở liều lượng kháng khuẩn. α- Terpineol cũng là một trong yếu tố quyết định, đem lại hiệu quả tốt khi sử dụng tinh dầu từ tràm cho mẹ và bé, nhưng vẫn đảm bảo an toàn.


Chất lượng tinh dầu tràm phụ thuộc vào hàm lượng của 2 thành phần chủ yếu trên đây, một số thành phần vi lượng khác và độ tinh khiết (không có tạp chất). Như vậy, rõ ràng tinh dầu tràm đúng chất lượng không hề rẻ (hiện tại giá 1 lít tinh dầu tràm có chất lượng giao động từ 1-2,5 triệu đồng ngay tại các lò nấu).


Ngoài việc sử dụng tinh dầu tràm thuần túy theo cổ truyền (dùng để bôi, xức dầu, xông hơi, tắm cho trẻ em,...) hiện nay có 2 hướng nghiên cứu phát triển để có thể chiết xuất tinh dầu tràm hiệu quả hơn cũng như sử dụng loại nguyên liệu quý này để tạo ra các sản phẩm đa dạng hơn phục vụ đời sống.



Phương pháp chiết xuất mới


Các phương pháp chiết xuất tinh dầu tràm trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ mới đã và đang được nghiên cứu tại Việt Nam và quốc tế. Những hướng có nhiều triển vọng là ứng dụng công nghệ nano hoặc sử dụng siêu âm để tách tinh dầu từ nguyên liệu lá tràm.


Đây là phương pháp rất có triển vọng, giúp tiết kiệm nguyên liệu, đạt hiệu quả cao về độ tinh khiết, ít gây hại cho môi trường và đảm bảo độ đồng nhất về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ mới một cách rộng rãi chưa được triển khai. Các cơ sở sản xuất của Việt Nam vẫn đang chủ yếu ứng dụng phương pháp truyền thống trong chiết xuất tinh dầu tràm.


Đa dạng hoá phẩm từ tinh dầu tràm


Tinh dầu tràm được ứng dụng nhiều trong sản xuất dược phẩm và một số sản phẩm xua đuổi côn trùng. Công ty Công nghệ Sluzzba đã hợp tác cùng Công ty TNHH Liên Minh Xanh sử dụng dầu tràm trong lĩnh vực hoàn toàn mới: sản xuất nước lau sàn và các sản phẩm làm sạch hữu cơ cao cấp với dòng sản phẩm thương hiệu Koti Kamini - Sàn sạch Huế.


Tin rằng nếu được các doanh nghiệp và các cơ sở khoa học đầu tư nghiên cứu, sẽ có nhiều dòng sản phẩm đa dạng được sản xuất từ tinh dầu tràm, góp phần nâng cao giá trị của cây tràm nói chung và tràm Huế nói riêng. Tạo ra các sản phẩm hữu ích, chất lượng cao của Việt Nam.


(Nguồn: tổng hợp)

29 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
Post: Blog2_Post
bottom of page